Một Số Triệu Chứng SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM Nên Chú Ý

Sốt xuất huyết hiện đang là bệnh xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương với nhiều người mắc bệnh, với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỉ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Sau đây Tân Sơn nhất airport sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin liên quan đến sốt xuất huyết để bạn biết cách phòng bệnh và chữa bệnh cho con mình!

Nguyên Nhân Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch… gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Diễn Biến Qua Các Giai Đoạn Và Triệu Chứng Của Sốt Xuất Huyết

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn.

Giai Đoạn Sốt Ban Đầu

Sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Giai Đoạn Nguy Hiểm

Thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương.

Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi; tiểu ra máu…

Không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện: giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

Giai Đoạn Phục Hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. Biểu hiện của trẻ: Hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Cách Xử Trí Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết

Một Số Triệu Chứng SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM Nên Chú Ý 1

Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.

Nếu có một trong các dấu hiệu này cần cho trẻ nhập viện ngay: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu.

Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ khám và cho điều trị ngoại trú hay tại nhà, quý phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ.

Ngoài ra các bậc phụ huynh con phải chú ý đến những những vấn đề khác cho trẻ như như:

Chế độ dinh dưỡng

  • Hãy cho con bạn ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng như cháo gà, súp, sữa tươi,…và nên cho ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Cung cấp nhiều nước hơn cho trẻ. Có thể bổ sung thêm các loại nước khác ngoài nước lọc đun sôi như nước điện giải, nước trái cây,… để trẻ khỏe mạnh.
  • Cho trẻ ăn thêm hoặc uống thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin các nhóm A ABCD để để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. 

Tái Khám Cho Trẻ Sốt Xuất Huyết

Nếu con của bạn có những dấu hiệu sau thì cần phải đưa ra nó vào bệnh viện để tái khám:

  • Chân tay lạnh ngắt, khóc nhè nhè khó chịu, không chịu ăn uống
  • Đau bụng, ăn không tiêu và nôn nhiều nôn nhiều, nôn liên tục.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng nhiều lần.
  • Đi ngoài không ổn định, phân màu đen.

Những Điều Bố Mẹ Cần Tránh

  • Không cho trẻ uống thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không cạo gió, tránh tuyệt đối dùng aspirin và Ibuprofen cho trẻ sốt xuất huyết để hạ sốt. 
  • Không cho trẻ bị sốt xuất huyết uống các loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Xá xị, cà phê, sữa milo… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết ở trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám, bệnh viện hay các cơ sở y tế không uy tín. Vì như thế sẽ không biết được chính xác bệnh mà trẻ đang mắc phải cùng cách chữa trị đúng đắn. 

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra chết người nếu không kịp thời chữa trị, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì thế chúng ta phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng và tìm hiểu kỹ cách phòng bệnh chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhất cho cả gia đình mình.

Hy vọng bài viết trên của tansonnhatairport.vn sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Related Posts