Chi Tiết Tất Tần Tật Khi Chinh Phục NÚI BÀ ĐEN Tây Ninh

Vào những ngày bạn không phải hoàn thành các deadline, những ngày nghỉ lễ hay cả những ngày mà bạn không biết mình nghĩ gì, mình muốn làm gì, vô định trong cuộc đời, thì đến một nơi nào đó để thay đổi không khí, thì việc lên đỉnh sẽ cho bạn cảm giác đê mê, tê tê và phê phê, núi Bà Đen sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời của bạn. tansonnhatairport.vn sẽ chia sẻ đến bạn.

Núi Bà Đen ở đâu?

núi Bà Đen

Núi Bà Đen được mệnh danh là “Đệ Nhất Thiên Sơn”, là ngọn núi lửa đã tắt ở Tây Ninh (cách Tp.Tây Ninh 11km) cao 986m so với mực nước biển và là ngọn núi cao nhất miền Nam. Du lịch núi Bà Đen, khi đứng trên đỉnh của núi, bạn sẽ có thể thấy được toàn cảnh Tây Ninh, nhìn xuống hồ Dầu Tiếng ở bên cạnh, ngắm những con đường chạy dài, ngắm những cánh đồng xanh ngát, những áng mây trắng lơ lửng bay, cảm giác thoải mái cũng không biết diễn tả như thế nào nữa, do đó bạn hãy cứ đến mà trải nghiệm tận mắt hen!!!

Kinh Nghiệm Leo Núi Bà Đen

Bài viết này mình xin chia sẻ những thứ cần chuẩn bị cũng như là lưu ý để bạn có được chuyến đi thành công nhất, những điều chia sẻ mình điều rút ra từ những trải nghiệm của mình, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khách nữa!

Mình chia theo bốn phần như sau để các bạn dễ dàng hình dung và chuẩn bị thật chu đáo: Dụng cụ, di chuyển, lưu trú và hoạt động.

Dụng cụ cần chuẩn bị

Dụng cụ y tế (chai oxy già, bông gòn, miếng dán cá nhân, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy -tế nhị mà cần thiết lắm đó nhé, khi cần mà không có thì chắc độn thổ hé hé :))) )

Vitamin C, bạn ghé tiệm thuốc tây mua hộp sủi C, khi leo núi uống để tránh mất sức, và nên thủ gói kẹo ngọt, để vừa cân bằng lượng đường trong cơ thể lẫn có cái mà nhai cho sướng miệng .

Quần áo thoải mái, co giãn tốt, nên là đồ dài để tránh sâu bọ, muỗi đốt, cá nhân mình vẫn thấy mặc quần đùi áo thun leo núi là sướng :))). Vẫn nên có đồ dài để tối mặc nhé, nếu cắm trại trên núi thì tối sẽ lạnh teo chym đấy :))), bí quyết giữ ấm nữa là bạn nên thủ sẵn áo mưa tiện lợi (loại 5k hay 8k gì đó), tối mặc vào, sẽ đỡ lạnh nhiều lắm đấy. Nên mang theo hai bộ để lúc xuống núi thay rồi đi về cho thoải mái.

Dụng cụ vệ sinh cá nhân các kiểu con đà điểu tùy theo thói quen của bạn.

Điện thoại, sạc dự phòng, máy ảnh nên kiểm tra kĩ và đảm bảo đầy pin trước khi đóng balo nhé.

Lều trại, đèn pin, đệm cách nhiệt nếu bạn có thì càng tốt, không có thì có thể thuê, search trên Facebook sẽ ra một số đơn vị cho thuê đầy đủ hết (vừa rồi mình thuê lều 6 người, 3 cái đèn pin, 2 cái đệm cách nhiệt tổng hai ngày là 205k). Ở nhà giữ xe trên điểm bắt đầu bằng cột điện họ cũng cho thuê những cái này, bạn cũng có thể lên đây thuê để đỡ phải mắc công chở đi theo, giá thuê cũng bằng ở thành phố, khi thuê nên kiểm tra kỹ càng rồi mới nhận nhé, chứ không lúc trả phát hiện hư hỏng là bị bắt đền đấy.

Nước nôi các kiểu thì nhà giữ xe dưới chân núi cũng bán, bạn cũng có thể lên đó mua cho tiện. À, anh chị nhà đó cũng cho thuê bếp cồn, nồi nữa nhé, cá nhân mình thấy cứ lên đấy thuê cho nó khỏe, lần sau mình có đi nữa thì mình sẽ làm thế, rất tiếc là mình quên lấy số điện thoại nhà đó để cho các bạn dễ dàng liên hệ, nếu bạn nào có thì vui lòng chia sẻ cho mình với nhé để mình cập nhật, yêu thương nhiều <3 <3 <3

Nếu bạn muốn nấu nướng thì nên mua than và củi dầu để tiện hơn nhé

Vậy bạn muốn nướng gà trên đỉnh thì sao? 

Bạn hãy chứa gà( đã làm sạch) trong thùng xốp nhỏ, hoặc bao ni lông miễn sao dễ dàng mang theo là được, ướp nó bằng đá, nhớ cho ít muối lên đá để đá lâu tan!

Mỗi người sẽ cần khoản 3 lít nước, vì thế bạn nhân theo đầu người mà mang theo nhé, nếu lên đến đỉnh hết nước thì bạn có thể mua ở đấy, trên đỉnh có cái bảng để sđt bán nước, bán mì, nếu bạn có thể mang theo thì cứ mang, vì trên này bán giá hơi cao, 20-25k/1 ly mì, 40k/1,5l nước đấy!  Khi cần thiết thì vẫn phải mua thôi, đừng tiết kiệm mà xảy ra sự cố dọc đường.

Quan trọng nhất là chuẩn bị sức khỏe cho tốt nhé, trước ngày đi hãy nên ngủ đủ giấc để sức khỏe sung mãn nhất mà chinh phục ngọn núi cao nhất miền Nam, lần mới nhất mình leo mình ngủ chỉ có vài tiếng thôi, lại di chuyển cung đường dài nên khi leo mới 1/8 đường mà mồ hôi vã ra như mưa, xém nữa bỏ cuộc (tệ nhỉ), đừng như mình nhé kaka

Di chuyển bằng xe máy

Từ Sài Gòn đi xuống núi Bà Đen tầm 120km nên trước ngày khởi hành bạn nên xem xét lại chiến mã của mình nhé, xem tình trạng nó thế nào, có nên thay nhớt hay chưa, (nói đến việc thay nhớt, mình vẫn còn nhớ lại lúc năm hai đại học, với một con chiến mã Wave đã 12 tuổi mình cùng nó đi, nó hết nhớt mà mình không biết, lúc đi qua leo đèo Bảo Lộc nó đi không nổi, cứ đi một đoạn tắt máy, về nhà thì máy xe tan nát luôn, thấy xót vãi :((( ).

Săm xe nếu đã có nhiều lỗ vá thì nếu có điều kiện thay trước càng tốt, không thì thuận theo ý trời thôi :)).

Thắng xe(thắng trước, thắng sau) nếu hết bố thì cũng nên thay đi hen, nên dựng hàng rào trước khi bò sảy chuồng.

Kính xe, đặc biệt lưu ý, nếu xe chưa có kính chiếu hậu thì hãy gắn kính liền, đây là dấu hiệu đầu tiên mà những anh áo vàng chú ý và sẽ xã giao với bạn đấy

Giấy tờ xe, bằng lái, bảo hiểm xe (chú ý thời hạn của bảo hiểm) có đầy đủ thì mình mới tự tin tay lái.

Quan trọng nữa là đi đúng tốc độ quy định nhé, nhanh một chút, chậm cả đời đấy, đồng ý thì đi trải nghiệm như hãy thể hiện mình là người có ý thức, đi thật xa để trở về chứ không phải đi thật xa rồi đi luôn đâu nghen, nhớ đấy !!

Leo núi bà đen đường cột điện

Vậy nên chọn đường nào để leo lên núi Bà Đen???

Mình sẽ đưa ra ba đường để leo lên:

Đường cột điện

Cứ theo dây điện mà leo thôi, nó cũng hơi dốc, nhưng vẫn là con đường thông dụng vì dễ đi, cứ leo hết 110 cột là đến đỉnh (leo tầm 3-5 tiếng tùy theo thời gian bạn nghỉ, nếu team có nhiều nữa thì nên chia nhiều chặng để nghỉ, chả vội vàng làm gì)

Đường Chùa

Bạn có thể đi bộ lên chùa (chiếm 1/3 đường so với lên đỉnh) hoặc là đi cáp treo núi Bà Đen (80k) lên chùa rồi từ chùa leo lên đỉnh, ngày trước đường chùa cũng dễ đi nhưng bây giờ mình thấy đường chùa khá nguy hiểm, vì cái đoạn từ chùa leo lên đỉnh thì đá khá là nhiều, dễ bị đá từ trên rơi xuống trúng, mình thì vẫn hay leo lên đường cột điện và xuống đường chùa.

Từ đỉnh xuống đường chùa cũng khá là phê, có những đoạn đu dây xuống vách đá, tạo tính thử thách tý, mình đánh giá cao đường này kaka, nhưng chỉ áp dụng từ trên xuống thôi hen, từ dưới lên vừa khó vừa nguy hiểm, vào một ngày đẹp trời nào đó bạn đang leo lên mà không biết cục đá ở đâu vô tình rơi trúng thì rất rất là tệ đấy

Đường Ma Thiên Lãnh

Đây là cung khá thách thức, mình chưa thử nữa, :))) nên cũng chưa dám phán, rồi mỗi sẽ đi thử rồi chia sẻ với các bạn sau nhé! Xét về mức độ phiêu lưu thì đường Ma Thiên Lãnh được đánh giá cao đấy, thích thì bạn cứ thử thôi <3

Chốt lại là mình hay đi đường cột điện và xuống đường chùa, nếu bạn đi cung khác thì hãy chia sẻ cho mình với nhé!

Lưu trú thì sao?

Khi bạn đi đến chân núi, sẽ có nhiều chỗ gửi xe, ngay điểm bắt đầu leo bằng đường cột điện có một nhà gửi xe, giá cả hợp lý, (hình như 15k/1 cây/1 ngày) bạn sẽ gửi xe ở đấy. Bạn có thể nghỉ ngơi, ngủ tại nhà đó (có võng), ngủ rồi nửa đêm leo núi, tới sáng lên đến đỉnh (như vậy thì không cần thuê lều).

Hoặc là cắm trại trên đỉnh núi. Chọn vị trí cắm trại nên không phải ngoài đỉnh, chọn chỗ có nhiều cây sẽ giúp bạn chắn gió và kiếm củi đốt lửa dễ dàng hơn. Trên đỉnh không có củi đâu, có nhiều cây lau thôi, nên bạn có thể cắm ở gần đỉnh, tùy vào chỗ bạn thấy phù hợp và thích nó (quan trọng vẫn là bạn thích cắm chỗ nào thôi).

Nên dọn sạch vùng cắm trại để hạn chế tối đa sâu bọ rắn rết nhé. Tối ngủ thì nên thoa soffell. Kiếm nhiều củi bự để nó cháy cho lâu, cuổi bự thì bạn xuống dưới đỉnh một tý để kiếm dễ hơn, nên đi chung để tìm củi, vừa giúp đỡ lẫn nhau vừa tránh lạc đường.

Các hoạt động

Chiều tối thì ngắm hoàng hôn, sáng sớm thì đón bình minh, nữa buổi sáng thì có thể săn mây (cái này hên xui) quả là sướng nhất quả đất, cảm giác ngồi trên đỉnh phê lắm nhé, thả mắt tự do nhìn chéo, nhìn ngang, nhìn xuôi nhìn dọc thấy thật là đời tự do, cái cảm giác đầy mê hoặc. Tối đến đốt lửa trại, nấu nướng, bạn bè ngồi quây quần bên nhau, tâm sự mỏng các kiểu bla bla. Có thể ghé chùa tham quan, thắp nhang, cầu sức khỏe, cầu công danh, cầu duyên gì đó tùy bạn :))

Xuống núi bạn có thể mua đặc sản của Tây Ninh mang về làm quà nè, đó là bánh tráng Tây Ninh, quả mãng cầu nè, cũng khá là rẻ nên không phải xoắn nhé.

Tổng chi phí của mỗi người đi (nhóm từ 3-5 người) từ dao động tầm 300-500k thôi, tùy theo nhu cầu của các bạn. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ bên người thân và bạn bè. Tất nhiên nếu có gấu, có ghệ đi thì càng tốt kaka. Good luck!