Hệ Sinh Thái Tác Động Đến Con Người Như Thế Nào?

Hệ sinh thái khi được phát triển đa dạng và toàn diện sẽ mang lại cho con người những lợi ích vô cùng to lớn như: mang lại cho con người nguồn lương thực, nguồn nước và những giá trị tinh thần. Nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về hệ sinh thái. Bài viết này tansonnhatairport.vn sẽ giải thích khái niệm hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái bao gồm những gì? Qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn về hệ sinh thái tác động như thế nào đến con người.

Khái Niệm Hệ Sinh Thái Là Gì?

Hệ sinh thái được hiểu là hệ thống mà ở đó các quần thể sinh vật sống chung. Các quần thể này phát triển trong một môi trường nhất định. Chúng quan hệ tương tác với nhau và cả với môi trường sống đó.

Hệ sinh thái là hệ thống mở hoàn chỉnh bao gồm các quần xã sinh vật và khu vực sinh sống của chúng (còn được gọi là sinh cảnh).

Hệ sinh thái

Phân Loại Hệ Sinh Thái

Phân loại theo độ lớn, hệ sinh thái được chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá). Hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển).

Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần:

Vô sinh (nước, không khí,…) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.

Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:

Sinh vật sản xuất: Thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

Sinh vật tiêu thụ: Bao gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,…

Sinh vật phân hủy: Bao gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi. Chúng có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật.

Như vậy trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín. Vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn.

Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.

Vai Trò Của Hệ Sinh Thái Đối Với Con Người

Hệ Sinh Thái Giúp Con Người Ngăn Ngừa Và Giảm Nhẹ Các Thảm Họa Thiên Nhiên

Để ngăn ngừa các thảm họa thiên nhiên, hệ sinh thái rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn tài nguyên đất, giảm thiểu những thiên tai không đáng có như: sạt lở đất, bão, lũ lụt…

Hệ Sinh Thái Giúp Khắc Phục Hậu Quả Của Biến Đổi Khí Hậu, Giảm Tình Trạng Hiệu Ứng Nhà Kính.

Hệ sinh thái rừng đóng vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ khí thải và mang lại cho bầu khí quyển lành mạnh. Hệ sinh thái rừng giúp cho con người có bầu không khí trong lành để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên quá mức đang làm cho chức năng của hệ sinh thái đang suy giảm.

Hệ Sinh Thái Cung Cấp Cho Con Người Nguồn Lương Thực Dồi Dào

Hệ sinh thái nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu công nghiệp cho con người. Hệ sinh thái nông nghiệp càng phong phú thì sự phát triển và ổn định về kinh tế của quốc gia càng được đảm bảo.

Làm Sao Để Bảo Vệ Đa Dạng Các Hệ Sinh Thái

Bảo Vệ Hệ Sinh Thái Rừng

  • Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng hợp lý.
  • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm.
  • Trồng rừng nhằm tăng diện tích rừng.
  • Thực hiện tốt các công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
  • Phân bố, phát triển dân cư hợp lý, ngăn cản di dân tự do phá rừng làm đất nông nghiệp.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền và bảo vệ rừng.

Bảo Vệ Hệ Sinh Thái Biển

  • Tuyên truyền, vận động mọi người không đánh bắt quá mức động vật biển.
  • Bảo vệ rừng ngập mặn và trồng rừng ngập mặn.
  • Xử lý tốt nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
  • Làm sạch và nâng cao ý thức mọi người trong việc xử lý rác thải.

Bảo Vệ Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp

  • Sử dụng phân bón đúng liều lượng, tận dụng các rác thải hữu cơ làm phân bón, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm ô nhiễm nguồn nước, giảm chất lượng đất trồng.
  • Quy hoạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, tránh các loài ngoại lai phát triển mạnh.

Hệ sinh thái mang lại cho chúng ta vô vàn lợi ích. Tuy nhiên hệ sinh thái cũng cần được bảo vệ, thông qua việc bảo vệ rừng, bảo vệ biển, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Trong bài viết này hy vọng bạn đã biết được hệ sinh thái là gì, hệ sinh thái tác động đến con người như thế nào và làm sao bảo tồn hệ sinh thái hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *