Giật mình khi ngủ là một vấn đề sức khỏe phiền toái khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm và cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nguyên nhân bị vấn đề sức khỏe này là gì? Làm sao để cải thiện? Có cần đi đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe không? Cùng tansonnhatairport.vn tìm hiểu ngay nào!
Giật Mình Khi Ngủ Có Phổ Biến Không?
Giật mình khi ngủ thường xuất hiện khi nào? Khi bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh, trong giai đoạn “bắt đầu ngủ” nhịp tim và hơi thở sẽ chậm dần nhưng nếu bạn quá mệt mỏi thì não trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Từ đó khiến não phản ứng với một cứ giật hóa học làm cho bạn giật mình khi ngủ.
Thường giai đoạn “bắt đầu ngủ” và dẫn đến các cơn giật mình rất phổ biến. Một số nghiên cứu cho biết có đến 60-70% người trải qua trạng thái này. Nhiều người còn bị các cơn giật mình trong khi ngủ hằng đêm mà thậm chí họ còn không biết, bởi vì mọi người thường không nhớ những cơn giật mình thế này, đặc biệt nếu họ không bị thức giấc vì giật mình.
Nguyên Nhân Bạn Bị Giật Mình Khi Ngủ
Giật mình khi đang ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo lắng. Nó có thể liên quan đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
Tứ chi con người vốn chịu sự điều khiển bởi vỏ não, khi chìm vào trạng thái mơ màng, lớp vỏ não sẽ ức chế hoạt động các cơ bắp của chân tay. Những lúc này các cơ thần kinh sẽ có một số chuyển động tự phát, kết hợp với trạng thái ngủ, khi đó sự tuần hoàn máu bên trong cơ thể trở nên chậm chạp hơn. Lúc này, chỉ cần một chút vận động của thần kinh cơ bắp, sẽ khiến cho cơ thể có trạng thái giật mình.
Nguyên nhân thứ 2 có thể là do hệ thống thần kinh đột nhiên phát hiện bạn chìm vào trong giấc ngủ, không có bất kì hoạt động nào trong một khoảng thời gian dài. Nó nghĩ rằng bạn đã… chết, vì vậy nó muốn động đậy một chút thử xem liệu bạn đã chết hay chưa… Nói chung cơ thể đột nhiên giật mình trong khi ngủ là một điều rất bình thường.
Khi chưa tiến nhập vào trạng thái ngủ sâu, cũng rất dễ bị giật mình. Điều này có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Nó cũng có thể xảy ra ở các bà mẹ đang cho con bú. Nhưng không loại trừ tình trạng thiếu canxi dẫn đến co giật. Nếu việc này thỉnh thoảng xảy ra thì không đáng lo ngại, nhưng nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Có thể bạn sẽ cần uống một số loại thuốc an thần và bồi bổ canxi.
Nguyên nhân thứ 4 có thể liên quan đến sự thiếu hụt canxi và lao động mệt mỏi gây nên. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý nghỉ ngơi kết hợp bổ sung canxi và các chất giúp bồi bổ sức khỏe khác. Tăng cường ăn canh xương thịt và canh thịt cá. Uống sữa, ăn trứng, cá kho cả xương… là những cách bổ sung canxi rất hiệu quả, dễ được cơ thể đồng hóa và hấp thụ. Bạn hãy nhớ, bồi bổ cơ thể bằng thức ăn luôn luôn là biện pháp tốt.
Giật mình khi ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không có giấc ngủ ngon, làm sao để cải thiện và ngăn ngừa giật mình khi ngủ?
Làm Sao Để Ngăn Ngừa Giật Mình Khi Ngủ
Tránh Căng Thẳng
Công việc và học tập khiến bạn căng thẳng, nếu bạn không tránh được chúng thì bạn nên thêm thời gian nghỉ ngơi thư giãn vào thời gian biểu cho bản thân. Bạn có thể đi dạo, nghe nhạc, xem phim, ăn cơm cùng mọi người… Bạn nên tránh những hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều và buổi tối trước khi ngủ nhé.
Xây Dựng Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh
Bạn cần bổ sung các thực phẩm như rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Bạn nên tránh xa các chất kích thích như: cà phê, nước ngọt có ga, trà xanh vào ban đêm vì chúng là nguyên nhân khiến cho cơ thể khó ngủ và mệt mỏi hơn. Thay vào đó, hãy “kết thân” với nước lọc, nước hoa quả giúp đẹp da và ngủ ngon hơn.
Ngủ Đúng Tư Thế
2 tư thế ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn và không bị thức giấc là ngủ nghiêng về bên trái và ngủ nằm ngửa thẳng lưng. Bên cạnh đó, bạn nên chọn nệm và gối phù hợp để mang lại giấc ngủ ngon.
Tình trạng giật mình khi ngủ nếu diễn ra ít và bạn áp dụng các biện pháp trên thì được cải thiện thì rất tốt. Tuy nhiên, nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và bạn áp dụng các biện pháp khoa học lành mạnh nhưng vẫn không mang lại kết quả khả quan thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra những chỉ dẫn điều trị hợp lý.
Những thông tin mà tansonnhatairport.vn đã cung cấp hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng giật mình khi ngủ rồi. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về sức khỏe để chăm sóc cho mình và người thân.