GIÁ CIF LÀ GÌ? Giá FOB Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CIF & FOB

Giá CIF là gì? Giá FOB là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB? CIF và FOB là 2 thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu.

CIF và FOB được xem là 2 điều khoản cần thiết và quan trọng trong Incoterms. Chúng được công bố và sử dụng khá là rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. Nhằm giúp các hoạt động thương mại thực hiện theo đúng chuẩn mực hơn. Quy trình phải được diễn ra theo đúng quy tắc mua bán của quốc tế. Nhằm giúp bạn đọc dễ hiểu về FOB là gì? CIF là gì? Cũng như sự giống và khác nhau giữa giá CIF và FOB. Hãy cùng Tân Sơn Nhất Airport tham khảo các thông tin dưới đây.

Giải đáp 101 thắc mắc về CÁC ĐỊNH NGHĨA trong đường LINK NÀY, cùng khám phá ngay!

Tìm Hiểu Một Số Khái Niệm FOB Là Gì? – Giá CIF Là Gì?

Giá CIF là gì? Giá FOB là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB?

FOB Là Gì?

FOB tiếng anh là Free On Board, hiểu đơn giản là giao hàng lên tàu. Với điều kiện này, người bán hàng khi xuất hàng ra khỏi kho giao hàng lên tàu là đã xong nhiệm vụ của mình. Các rủi ro trong quá trình vận chuyển khi hàng đã trên tàu sẽ được chuyển cho người mua. Người mua sẽ chịu chi phí thuê phương tiện, mua bảo hiểm, và cả chi phí trong quá trình vận chuyển. Thông thường FOB chưa bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển hàng hóa tới điểm đến.

Ưu Điểm Của FOB

  • Người bán không cần phải tìm đơn vị vận chuyển, không cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.
  • Người bạn không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng hóa của bạn địa điểm đến.

Nhược Điểm Của FOB

  • Người bán sẽ bị động về thời gian chuẩn bị và chuyên chở hàng vì người mua là người book cước điểm đến. Nếu người mua book thời gian giao 1 ngày, tuy nhiên để tập hợp đủ hàng hóa thì cần 5 ngày, điều này làm cho người bán bị động về thời gian.
  • Khi giá thị trường luôn biến động nên FOB khó có khả năng chủ động được giá thị trường nếu như người bán làm việc với nhiều nhà cung cấp.

Giá CIF Là Gì?

CIF là từ ngữ viết tắt của chữ Cost Insurance and Freight. Nôm na chúng ta có thể tạm hiểu là giá thành, bảo hiểm và cước phí. Đây là điều kiện được sử dụng để quy định rõ trách nhiệm giữa người mua và người bán trong việc vận chuyển xuất khẩu hàng hóa.

Với giá CIF người bán sẽ chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê vận chuyển hàng hóa lên tàu, bảo hiểm cho đến khi đến cảng dỡ hàng. Còn người mua sẽ phải chịu các chi phí liên quan, rủi ro từ lúc hàng hóa được để lên tàu tại cảng đi… Giá CIF là giá ngay tại cửa nhập khẩu. Bao gồm cả chi phí bảo hiểm, cũng như vận tải hàng hóa.

Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển.

Ưu Điểm

  • Khi lựa chọn xuất hàng theo CIF sẽ có lợi cho người bán (người xuất khẩu).

Nhược Điểm

  • Người bán chịu trách nhiệm trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển. Thường người bán chọn công ty bảo hiểm tại nước họ nên điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam khi có vấn đề phát sinh với lô hàng của họ.

Sự Khác Biệt Giữa Giá CIF Và FOB

Sự khác biệt giữa giá CIF và FOB

Bên cạnh những điểm giống nhau: chuyển rủi ro giữa người mua và người bán là tại cảng xếp hàng; người bán làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập hàng; bất bên nào mua bảo hiểm thì nếu có tổn thất xảy ra thì người mua là người chịu trách nhiệm đòi bên bảo hiểm. Thì giữa FOB và giá CIF sẽ có những điểm khác biệt.

Sự khác nhau giữa Cif và Fob được thể hiện qua các thông tin dưới đây:

Giữa giá CIF và FOB có điểm tương đồng ở việc đều chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được đặt trên tàu. Tuy nhiên chi phí giữa hai điều kiện này của người bán và người mua sẽ khác nhau. Việc trả tiền cho chi phí vận tải hàng hóa và mua bảo hiểm, ở điều kiện FOB người mua sẽ chi trả, còn ở CIF thì người bán là người chịu chi phí này.

Nên Chọn Nhập Hàng Theo FOB Hay CIF?

Nhập Hàng Theo Giá FOB

  • Người mua kiểm soát được cước vận chuyển và chi phí chuyển hàng vì mình tự book tàu. Giúp tiết kiệm chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp – yếu tố được ưu tiên trong kinh doanh.
  • Có thể kiểm tra được mọi thông tin của hàng và có thể được hỗ trợ bất cứ vấn đề nào phát sinh vì mình là người tự thuê và sử dụng bên giao nhận chuyển hàng.

Nhập Hàng Theo Giá CIF

  • Với những người mới vào nghề thường sẽ chọn giá CIF vì không mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng hóa.
  • Mua theo giá của CIF sẽ cao hơn giá FOB vì người bán sẽ tăng giá cao hơn vì họ sẽ kiêm thêm công việc tự tìm bên giao nhận, hàng bảo hiểm, book tàu… cho người mua.
  • Khi sử dụng FOB, bên người mua sẽ có lợi, giảm được giá thành hàng hóa khi thuê được tàu. Và điều kiện FOB phổ biến cho các công ty khi nhập khẩu. Đối với khách hàng xuất khẩu, sẽ sử dụng giá CIF.

Trên đây là các khái niệm thông tin về FOB là gì? giá CIF là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB.Hy vọng quý khách có thể vận dụng được những thông tin này để áp dụng trong thực tế tốt hơn.

Related Posts