CÂY DẠ CẨM LÀ CÂY GÌ? Công Dụng Của Cây Dạ Cẩm

Cây loét mồm, cây đứt lưỡi… là tên gọi dân gian của cây dạ cẩm. Với cái tên dân gian chẳng mỹ miều nhưng cây dạ cẩm là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó phải nói đến bệnh dạ dày, năm 1960 cây dạ cẩm được ghi danh trong danh sách cây thuốc trị bệnh dạ dày do bệnh viện Lạng Sơn nghiên cứu và ứng dụng. Cùng tansonnhatairport.vn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Cây Dạ Cẩm Là Gì?

Cây dạ cẩm

Dạ Cẩm một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc nước ta. Những năm 60 dạ cẩm được sử dụng nhiều để làm thuốc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Trong các tài liệu về y dược học cây dạ cẩm được đánh giá rất cao về tác dụng dược lý, nhất là tác dụng điều trị viêm dạ dày.

Cây dạ cẩm có màu đỏ tía nên thường được dùng để nhuộm màu thực phẩm. Người dân thường ứng dụng trong việc nấu xôi để xôi có màu đỏ tím đẹp mắt.

Dạ cẩm có nhiều loại, nhưng có hai loại chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Cách đơn giản để phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím là thân xanh có các đốt mọc gần sát nhau, ngược lại đốt của dạ cẩm thân tím thì mọc cách thưa nhau.

Tên Khác Của Cây Dạ Cẩm

Cây dạ cẩm còn gọi là loét mồm, đứt lưỡi, loét miệng, đứt lượt, đất lượt, dây ngón cúi, ngón lợn, chạ khẩu cắm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả).

Tên Khoa Học

Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê.

Mô Tả Cây Thuốc

Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng.

Thành Phần Hóa Học

  • Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn).
  • Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.

Bộ Phận Dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.

Đối tượng sử dụng cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm được dùng cho những đối tượng sau đây:

  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày.
  • Người bị mỡ mồm, loét miệng.
  • Người bị đầy bụng, ợ chua, trào ngược dạ dày.

Công Dụng Của Cây Dạ Cẩm Là Gì?

Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện), sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những tác dụng quý của dạ cẩm với sức khỏe:

Chữa Loét Lưỡi Họng, Viêm Lưỡi

Cách 1. Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm lá dạ cẩm sau đó ăn cùng cháo nóng. Mỗi ngày ăn một bát cháo dạ cẩm đến khi bệnh thuyên giảm.

Cách 2. Dùng nước sắc lá dạ cẩm trộn cùng mật ong và đem nấu đến khi cô đặc thành cao lỏng. Dùng cao thoa lên vết loét sau bước vệ sinh miệng. Cần thực hiện thường xuyên để mang lại kết quả nhanh chóng.

Cách 3. Dùng 30g bột cam thảo trộn với 200g bột lá dạ cẩm. Lấy 30g hỗn hợp trên hãm với nước sôi và uống. Sử dụng hàng ngày.

Điều Trị Bệnh Dạ Dày

Cách 1. Cần dùng dạ cẩm 1kg và cam thảo 1kg xay mịn và trộn đều với nhau. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 10 -15 gram hòa tan nước sôi (có thể thêm đường) và uống.

Cách 2. Sắc thuốc 30g dạ cẩm sau đó uống 2-3 lần/ngày. Uống trước khi ăn hoặc lúc đau dạ dày để được chữa trị.

Cách 3. Cần 1L mật ong, dạ cẩm 5kg, đường phèn 2kg. Đầu tiên rửa và nấu lá dạ cẩm thành cao. Sau đó, cho đường phèn vào để đường tan và cô đặc lại. Cuối cho mật ong vào, chờ hỗn hợp nguội và đóng chai. Mỗi ngày dùng 2 -3 lần, mỗi lần 20-30ml.

Làm Lành Vết Thương

Bạn lấy lá dạ cẩm tươi giã nát và đắp lên vết thương. Các chất có trong dạ cẩm giúp hình thành da non và chữa lành vết thương nhanh chóng, bạn cần đắp 2 lần/ngày để sớm mang lại kết quả.

Cần Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng Dạ Cẩm Để Trị Bệnh?

Để sử dụng dạ cẩm an toàn và phát huy hết tác dụng của thuộc thì chúng cần lưu những điều sau đây:

  • Nên sử dụng với lượng dùng vừa đủ, không nên quá lạm dụng, sử dụng nhiều tránh gây tác dụng ngược lại.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần được bác sĩ chỉ định kiểm tra trước khi dùng thuốc.
  • Nếu bạn mua dạ cẩm khô thì nên chọn những nơi uy tín, kiểm tra kỹ trước khi mua để tránh thuốc bị trộn lẫn thêm các cây cỏ khác, dược liệu bị nấm mốc, hư hỏng…
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng gặp các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng… thì nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở Đông Y để thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
  • Nếu bạn dùng dạ cẩm giã lấy nước cốt thì bạn nên ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá trước khi sử dụng.

Cây dạ cẩm là vị thuốc, thảo dược quý giúp chữa được nhiều bệnh gặp. Cũng chính vì thế chúng được rất nhiều người ưa chuộng. Hy vọng với những thông tin mà tansonnhatairport.vn mang lại đã giúp bạn hiểu và tin tưởng dùng loại cây quý hiếm này.